MENU

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline:
0983.755.444
> Mr. Việt skype yahoo Điện thoại: 0933 685 443
> Hotline skype yahoo Điện thoại: 0983 755 444

HƠN 170 QUỐC GIA KÝ CAM KẾT NGỪNG SẢN XUẤT VÀ DÙNG KHÍ GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH HFC TRONG MÁY LẠNH, TỦ LẠNH

HƠN 170 QUỐC GIA KÝ CAM KẾT NGỪNG SẢN XUẤT VÀ DÙNG KHÍ GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH HFC TRONG MÁY LẠNH, TỦ LẠNH

 

Caption

 

 Thỏa thuận cắt giảm khí nhà kính HFCs từ tủ lạnh, máy điều hòa đã được ký kết bởi hơn 170 lãnh đạo đến từ các quốc gia trên thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nỗ lực chống lại quá trình biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường toàn cầu. Người ta nhận định rằng đây là "một bước tiến cực kỳ lớn" và thậm chí tầm quan trọng của nó còn cao hơn cả các thỏa thuận trong hội nghị biến đổi khí hậu COP21 tại Paris năm ngoái, quyết định vận mệnh của Trái Đất và thế hệ tương lai chúng ta.

Tại hội nghị diễn ra ở Kigali, Rwanda ngày thứ bảy tuần vừa qua, lãnh đạo các quốc gia thống nhất cắt giảm việc sử dụng hydrofluorocarbons (HFCs, sử dụng nhiều trong tủ lạnh và máy điều hòa không khí) trên phạm vi toàn cầu. Nếu như trong hội nghị Paris, người ta chú ý nhiều tới khí thải CO2 thì tại hội nghị lần này, HFCs mới là vấn đề được quan ngại nhiều nhất.

HFCs là loại chất được dùng cực kỳ phổ biến trước giờ bởi hiệu quả làm mát của nó, đồng thời cũng ít được quan tâm tới ảnh hưởng môi trường do nó chiếm tỷ lệ nhỏ hơn CO2 trong khí nhà kính của khí quyển. Tuy nhiên, khi mà nhu cầu làm mát ngày càng tăng lên, đặc biệt tại các quốc gia mới nổi, có thu nhập cao thì người ta càng mua nhiều tủ lạnh cũng như điều hòa.

Cuối cùng thì sau 7 năm nỗ lực đàm phán, người ta cũng dành ra mối quan tâm đúng mức cho loại khí nhà kính này và đi tới một thỏa thuận và lộ trình cắt giảm sử dụng HFCs. Thỏa thuận này bao gồm cam kết của cả những quốc gia giàu lẫn những nước nghèo. Cụ thể thỏa thuận bao gồm 3 hạng mục chính:

o    Những quốc gia giàu như Mỹ và liên minh Châu Âu sẽ ngừng sản xuất và sử dụng HFCs vào năm 2018.

o    Phần lớn của thế giới, bao gồm Trung Quốc, Brazil và lục địa châu Phi sẽ theo lộ trình này tới năm 2024.

o    Cuối cùng là các quốc gia gồm Ấn Độ, Pakistam, Iran, Ả Rập Saudi và Kuwait sẽ theo mốc thời gian 2028 để cắt giảm HFCs.

Theo ước tính thì "thỏa thuận này sẽ giúp giảm 70 tỷ tấn CO2 trong không khí, tương đương với 2 lần lượng khí thải carbon sản sinh mỗi năm trên khắp thế giới." Và tương tự như nghị định thư Montreal, thỏa thuận lần này cũng đi kèm với các ràng buộc pháp lý, do đó có sự bắt buộc mạnh mẽ hơn so với thỏa thuận Paris. Nói cách khác, đây là một hiệp ước bắt buộc và mọi chính phủ buộc phải tuân thủ. Và mục đích cuối cùng không gì khác hơn chính là bảo vệ "màu xanh" của Trái Đất, chống lại biến đổi khí hậu, đi tới tìm cách khắc phục nhằm đảm bảo môi trường sống cho các thế hệ mai sau.

Bài viết khác